Tranh vẽ về ngôi trường mơ ước của em là một đề tài dễ gặp trong các đề kiểm tra mỹ thuật, các cuộc thi ươm mầm tài năng hội hoạ cho trẻ. Đây là một chủ đề không quá mới mẻ nhưng lại có thể kích thích sự sáng tạo, giúp các em thể hiện khả năng của mình.
Vậy tranh vẽ về ngôi trường mơ ước được đánh giá trên những tiêu chí nào? Cần phát triển chủ đề này theo hướng nào? Thầy cô, phụ huynh cần giúp các em xác định được các vấn đề cốt lõi và sau đó hướng dẫn các em phát triển chúng theo hơi hướng cá nhân.
Chuẩn bị dụng cụ vẽ tranh về ngôi trường mơ ước của em
- Giấy vẽ theo yêu cầu, có thể dùng giấy A3 hoặc A4.
- Bút chì, gọt bút chì.
- Bút chì màu.
- Sáp màu hoặc màu bột, màu nước tuỳ ý.
- Thước kẻ.
- Cục tẩy.
Tìm và chọn nội dung đề tài
Trước tiên, về nội dung bức tranh cần lên ý tưởng và lập bố cục. Xác định đâu là trọng tâm của bức tranh.
Đối với tranh vẽ về ngôi trường mơ ước của em thì trọng tâm thường sẽ là hình ảnh ngôi trường. Những ngôi trường truyền thống ở Việt Nam thường mang gam màu ấm cúng với tường sơn vàng và mái đỏ, có thể thay đổi điểm này tuỳ theo ý thích của các em.
Đừng quên lựa chọn và điểm xuyết thêm những chi tiết khác để làm nổi bật bức tranh của mình. Ví dụ như: hàng cây xanh, cây phượng, bồn hoa, chậu hoa, lá cờ đỏ sao vàng, cổng trường, xe cộ trước cổng, mây xanh, mặt trời, cầu vồng, các loài chim chóc bay lượn…
Có thể đổi trọng tâm sang con người nhưng vẫn phải có hình ảnh mái trường trong bức tranh. Nếu trọng tâm là con người thì các hoạt động của những người trong bức tranh phải biểu đạt được ý nghĩa riêng. Ví dụ như cảnh cô giáo đang giảng bài, cảnh các bạn học sinh đang nô đùa, cảnh chào cờ sáng thứ hai…
Tham khảo:
- Tour du lịch dã ngoại hữu ích dành cho học sinh TẠI ĐÂY❤️
- Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh❣️
Một số gợi ý về nội dung tranh:
- Tranh vẽ ngôi trường xây hiện đại, có nhiều phòng học, phòng chức năng, thư viện rộng rãi để các em cùng nhau đọc sách.
- Tranh vẽ về ngôi trường ở miền núi, bao quanh là đồi núi và ruộng bậc thang, các bạn nhỏ mặc quần áo thổ cẩm sặc sỡ cùng đi bộ đến trường.
- Tranh vẽ ngôi trường gần gũi với thiên nhiên, có nhiều bồn hoa cây cảnh, cây cao tỏa bóng mát để các em chơi đùa.
- Tranh vẽ ngôi trường có nhiều khu vui chơi như hồ bơi, sân chơi thể thao, sân cầu trượt để các em vận động sau những giờ học căng thẳng.
- Tranh vẽ cô giáo đang cùng các múa ca trước sân trường trong giờ hoạt động ngoài giờ.
- Tranh vẽ các bạn đang cùng chơi các trò chơi trước sân trường như chơi ô ăn quan, nhảy dây, bắn bi, đá cầu…
Gợi ý Các bước vẽ tranh vẽ về ngôi trường mơ ước của em
Dưới đây là gợi ý những bước vẽ bức tranh ngôi trường với các học sinh đang cùng chơi các trò chơi trước sân trường như chơi ô ăn quan, nhảy dây, bắn bi, đá cầu…
Bước 1: Chia bố cục cho bức tranh
- Sau khi xác định được ý tưởng thì cần chia mảng và tìm bố cục. Phân bổ những nội dung và họa tiết phù hợp vào từng mảng.
- Chia một mảng lớn để vẽ hình ảnh ngôi trường.
- Chia những mảng nhỏ phân bổ đều trong bức tranh cho các chi tiết cây cối, bồn hoa, 2-4 bạn đang chơi ô ăn quan, 3 bạn đang chơi nhảy dây, 2 bạn đang chơi bắn bi, 2 bạn đang chơi đá cầu…
Bước 2: Dùng bút chì vẽ phác các phần trong bức tranh
- Vẽ hình ảnh ngôi trường ở phía xa xa với mái ngói, tường, những ô cửa.
- Vẽ từ 2-3 cái cây xanh cao, xòe rộng, tỏa bóng mát. Có thể vẽ cây xanh lá hoặc kết hoa, kết quả.
- Vẽ các nhóm học sinh đang chơi ô ăn quan, nhảy dây, bắn bi, đá cầu… vào các mảng đã sắp xếp từ trước.
Bước 3: Dùng bút chì vẽ chi tiết các phần đã phác họa trong bức tranh
- Vẽ bổ sung thêm các chi tiết trang trí khác: Cột cờ, khóm hoa, mây xanh, mặt trời…
Bước 4: Dùng bút chì màu tô lại các nét vẽ ở trên, màu sắc được chọn lựa phù hợp với từng cảnh vật
- Dùng bút màu sáp, màu nước hoặc màu bột… để hoàn thiện màu sắc cho bức tranh theo ý thích.
- Đối với các bức tranh có nội dung khác, các bước vẽ cũng được thực hiện như trên.
Yêu cầu tranh vẽ ngôi trường của em sau khi hoàn thành
- Ý tưởng sáng tạo, không trùng lặp cũng không được lạc đề.
- Bố cục tranh hợp lý, phân biệt rõ mảng chính mảng phụ.
- Nét vẽ tự nhiên, hạn chế dùng các dụng cụ đo.
- Màu sắc tươi sáng, hài hoà.
Trên thực tế, vẽ tranh để giải trí, tăng khả năng tư duy và làm đẹp tâm hồn. Không có một thang điểm tiêu chuẩn, phân biệt đúng sai cao thấp cho tranh vẽ của bé. Cần nhẹ nhàng điều chỉnh, giúp bé sửa chữa những liên tưởng chưa đúng, các nét vẽ sai.Yêu cầu về tranh vẽ của bé không nên cứng nhắc mà phải kiên nhẫn giúp các con thỏa sức sáng tạo, vừa học vừa chơi.
Vẽ tranh là một hình thức giáo dục, giúp nuôi dưỡng khả năng và niềm đam mê nghệ thuật cho các bé. Vẽ tranh vẽ ngôi trường mơ ước của em là một chủ đề hay giúp bé phát huy tính sáng tạo, rung động với cái đẹp và hơn nữa là kết nối những rung động nghệ thuật với tình yêu mái trường nơi dạy dỗ em. Mong rằng với những hướng dẫn trên sẽ giúp các em thành công với sản phẩm của mình.